Saigon Blue Travel & Event

Saigon Blue Travel & Event

Saigon Blue Travel & Event

Saigon Blue Travel & Event

Saigon Blue Travel & Event
Saigon Blue Travel & Event
  Hotline: 0979 67 40 67   0983 450 131 (Khách đoàn - Ms Dịu)   0937 985 800 (Khách lẻ - Ms Ngọc) Facebook Zalo Viber Skype  Thời gian làm việc: 24/7

 Vách đá trắng – tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.

Trang chủ Tin tức  Vách đá trắng – tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.

 Vách đá trắng – tầng trên cùng của cảnh quan kỹ vĩ bậc nhất Việt Nam.

Vách đá trắng nằm ở độ cao khoảng 1.700m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Cô Tiên, thuộc xã Pải Lủng và xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đối với người dân nơi đây, vách đá trắng là nơi có ý nghĩa thiêng liêng gắn liền với truyền thuyết về một câu chuyện tình yêu vợ chồng son sắt; đối với khách vãng lai, nơi đây là thiên đường để chiêm ngưỡng toàn cảnh của đệ nhất hùng quan phía dưới.

Vách đá trắng

Truyện kể rằng, từ rất xưa ở vùng đất Mèo Vạc có một ngọn núi rất cao và hùng vĩ, nơi đây mây phủ quanh năm. Nhìn chỉ thấy vách đá vút lên tận trời cao, không thể leo lên được. Đỉnh núi chính là nơi ở của một nàng tiên vô cùng xinh đẹp và tốt bụng, nàng có làn da trắng như mây, có đôi môi hồng như những bông hoa đào mới nở. Hàng ngày, nàng thường ngồi trên đỉnh núi ngắm dòng sông Nho Quế và cất tiếng hát làm say đắm lòng người. Nhờ sự che chở của nàng mà người dân nơi đây có cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Nhớ ơn nàng, người Mông nơi đây đã đặt tên cho ngọn núi là Chua Lành Gấu (nghĩa là núi Cô tiên). Ở chính giữa vách đá cao nhất của ngọn núi có một cây thuốc vô cùng quý hiếm, không chỉ chữa được bách bệnh mà còn giúp người sống thọ cả trăm tuổi. Tuy nhiên, do ở trên vách núi đá cao nên không một ai có thể leo lên lấy được, người nào mà cố tình leo lên thì sẽ bị rơi xuống vực sâu trôi theo dòng sông Nho Quế.

Vách đá trắng

Dưới chân núi có đôi vợ chồng nghèo nhưng rất yêu thương nhau. Một ngày kia, người vợ ngã bệnh, không thuốc nào chữa được. Người chồng thương vợ, quyết trèo vách đá nguy hiểm hái thuốc. Người chồng dũng cảm mang theo hàng trăm, hàng nghìn cọc gỗ đóng vào vách đá để leo lên. Leo mãi, leo mãi cuối cùng người chồng cũng lên được chỗ cây thuốc quý. Nhưng kỳ lạ thay, khi hái được cây thuốc quý và trèo xuống thì những cọc gỗ cũng biến mất một cách thần bí. Người chồng có được cây thuốc quý và cứu sống được vợ mình. 

Vách đá trắng

Cũng từ đó đến nay, chưa một ai khác có thể nhìn thấy cây thuốc quý và leo lên trên vách đá được nữa. Cảm động trước tấm lòng chân tình của người chồng dành cho vợ, từ chỗ cây thuốc quý xuất hiện những giọt nước rơi xuống, người dân gọi là “nước mắt Cô tiên” hay “nước mắt của đá”. Tuy không còn cây thuốc quý, nhưng ai đi qua mà hứng được những giọt nước này để uống thì sẽ luôn khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn. Và cũng từ đó, trên đỉnh núi Chua Lành Gấu xuất hiện đôi Vách đá trắng (Vách đá trắng) với một bên lớn, một bên nhỏ tựa giống như đôi vợ chồng.

Vách đá trắng

Người dân gọi bức tường đá là Gầu Cá Dính (Vách Đá Trắng), gồm Vách Chồng và Vách Vợ. Vách Chồng lớn hơn. Còn Vách Vợ ngả đầu vào Vách Chồng, tượng trưng cho tình yêu vợ chồng chung thủy.

Người dân nơi đây nói, Vách đá trắng này rất linh thiêng, vào những dịp Tết Nguyên đán người dân thường đến đặt lễ để tỏ lòng biết ơn Vách đá trắng cũng như Cô tiên, cầu cho cuộc sống gặp nhiều may mắn, gia đình hạnh phúc, người dân gọi Vách đá trắng là Gầu Cá Dính.

Caption

Lâu dần người dân đi lại nên hình thành con đường mòn dẫn lên chân Vách đá trắng dẫn sang xã Pải Lủng (Mèo Vạc) và huyện Đồng Văn. Con đường này cũng chính là con đường mà ngày xưa Vua Mèo thường xuyên qua lại và dừng chân để nghỉ ngơi. Bởi lẽ đứng dưới chân Vách đá trắng có thể quan sát được phía bên kia của dòng sông Nho Quế. Mặt khác, vách đá như che chở, truyền thêm sức mạnh cho người đi đường. Ở đây nếu gặp trời mưa thì không lo bị ướt, nếu khát nước thì có thể hứng những giọt “nước mắt Cô tiên” rơi xuống để uống. Do vậy, bất kể ai khi đi qua đến chân Vách đá trắng đều khấn vái để cầu may mắn. Những ai đi qua mà không thành tâm, làm những chuyện xấu sẽ bị Cô tiên trách phạt. Cho đến ngày nay, người Mông sống quanh vùng vẫn coi Vách đá trắng là nơi linh thiêng, là nơi ở của thần linh. Hàng năm, vào dịp lễ, Tết, người Mông vẫn đến chân Vách đá trắng trên đỉnh núi Mã Pì Lèng thờ cúng.

Vách đá trắng

Cung đường đèo Mã Pì Lèng, Hà Giang thường được biết là đoạn đèo trên quốc lộ 4C hay còn gọi là con đường Hạnh Phúc. Tuy nhiên còn một con đường đèo Mã Pì Lèng nhỏ nữa (hay có nơi gọi là Mã Pí Lèng B) mà chỉ có xe máy có thể qua được. Vách đá trắng nằm trên đoạn đèo Mã Pí Lèng nhỏ này. Đường đến vách đá trắng được chia thành 2 đoạn: đoạn có thể chạy xe máy (khoảng 3km) và đoạn đi bộ (khoảng 2km). Thế nhưng đoạn đường đi xe máy cũng không dễ dàng chút nào vì đường cực nhỏ và mấp mô, ngoằn ngoèo. Một bên là vách đá, một bên là vực. Nếu bạn cảm thấy không đi xe máy được thì bắt buộc phải cuốc bộ cả 5km.

Đoạn đường đi xe máy lên vách đá trắng

Điểm bắt đầu của hành trình đặc biệt này là Bảo tàng con đường Hạnh Phúc. Từ đây bạn có thể gửi xe rồi đi bộ, hoặc nếu có thể đi xe máy thì cứ thế đi thẳng tiếp 3km nữa. Trên đoạn đường này bạn cũng có thể check in Mỏm đá tử thần - một tảng đá lớn nhô ra khỏi vách núi, nơi dành cho những ai không sợ độ cao.

Mõm đá tử thần

Sau đó bạn chạy xe tiếp xuống thung lũng phía dưới, đi tiếp thêm một đoạn lên đỉnh núi Cô Tiên. Cứ đi từ từ rồi bạn sẽ thấy một lối rẽ nhỏ - nơi có thể nhìn thấy đài vọng cảnh nhìn xuống đèo Mã Pí Lèng. Từ đây cứ đi bộ thì sẽ đến vách đá trắng.

Đoạn đường đi bộ
Đoạn đường đi bộ

Được mệnh danh là “Cung đường chân mây”, ngay từ điểm khởi đầu và gần như suốt dọc hành trình du khách sẽ được “mục sở thị” loại đá vôi sọc dải, vân đỏ hoặc xanh, phân lớp thành từng tệp mỏng đều tăm tắp, bị vò nhàu thành những nếp uốn nhỏ muôn hình vạn trạng. Dấu ấn của hoạt động kiến tạo trong quá khứ cùng các quá trình rửa trôi, xói mòn còn được thể hiện ở các phân bậc địa hình cùng trùng trùng điệp điệp các chóp nón đá vôi trông tựa như các “kim tự tháp cổ đại” ẩn hiện trong mây. Choáng ngợp, sởn gai ốc, như ở chốn bồng lai tiên cảnh..., chắc chắn đó lẽ là cảm xúc của bất kỳ ai trước sức mạnh cùng sự sáng tạo của Mẹ Thiên nhiên. 

Đèo Mã Pì Lèng

Phóng tầm mắt ra xa, và xuống dưới chân mình, “Con đường Hạnh phúc” ẩn hiện, ngoằn nghoèo cùng dòng Nho Quế còn ở dưới sâu hơn nữa. Đối lại, và hài hòa với Mẹ Thiên nhiên vĩ đại và khắc nghiệt, con đường đó, cũng như tuyến đường đi bộ này, quả là một bản tuyên ngôn về sức mạnh và ý chí của con người. 

Đèo Mã Pì Lèng